Trong quản lý chất lượng, để đo đạc khả năng vận hành của một quy trình (process capability) hay khả năng cho ra các sản phẩm nằm trong giới hạn kỹ thuật (specification limits) của một quy trình, người ta thường dùng hai chỉ số chính là Cpk (process capability index) và Ppk (Process performance index).
Vậy hai chỉ số này khác nhau như thế nào? Chỉ số nào thích hợp cho quy trình của bạn? Hãy cùng Black Lotus tìm hiểu về ưu nhược điểm của hai chỉ số nhé.
Nhìn chung, công thức của Cpk và Ppk hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở cách tính sigma s, trong khi Cpk chỉ sử dụng biến thiên trong mỗi lot để ước lượng sigma, Ppk lại sử dụng tổng biến thiên trong mỗi lot và giữa các lot với nhau (được tính trên tất cả sản phẩm).
Ppk |
Cpk |
---|---|
|
|
Sử dụng tổng biến thiên (total variation).
|
Sử dụng biến thiên trong mỗi lot (local within-lot variation).
|
Không dựa trên cấu trúc lot Ignores lot structure. |
Dựa trên cấu trúc lot Relies on lot structure. |
Sigma, s, được tính bằng độ lệch chuẩn tính trên toàn bộ mẫu. Sigma, s, is estimated as s = total standard deviation across all the units. |
Sigma, s, được tính bằng độ lệch chuẩn trung bình trong mỗi lot chia cho hệ số, Sigma, s, is estimated by the mean of the within-lot standard deviations adjusted by a constant,
|
Mục tiêu/Goal: P𝑝𝑘≥1.33 |
Mục tiêu/Goal : 𝐶𝑝𝑘 ≥ 1.33 |
Như vậy dựa vào cách ước lượng sigma, chúng ta có thể nhận xét được rằng: Ppk thể hiện hiệu suất thực tế của quy trình đạt được trong quá khứ so với giới hạn kỹ thuật. Trong khi Cpk thể hiện khả năng của quy trình so với giới hạn kĩ thuật với kì vọng quy trình hoàn toàn được kiểm soát thống kê (under statistical control), do đó biến thiên giữa các lot sẽ khá nhỏ và tự cân bằng, do đó biến thiên giữa các lot được đưa ra khỏi công thức. Vì lý do đó Ppk có gọi là process performance index, trong khi Cpk có tên là process capability index.